Máy lạnh cũng như tủ lạnh đều cần dùng gas để làm lạnh không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của thiết bị. Sau một thời gian dài sử dụng, máy lạnh có thể hết gas vô tình làm điện năng tiêu thụ hàng tháng tăng lên chóng mặt. Vậy làm sao để nhận biết khi nào máy lạnh cần phải nạp thêm gas? Hãy cùng Điện lạnh QTC tìm câu trả lời cho thắc mắc này nhé!
Dấu hiệu nhận biết máy lạnh hết gas
Máy lạnh yếu lạnh: Khi máy lạnh bị thiếu gas thì dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết được là máy lạnh kém lạnh, tốn rất nhiều thời gian để làm lạnh căn phòng.
Chớp tắt đèn báo lỗi: Đối với một số dòng máy lạnh có chức năng thông báo khi máy bị sự cố thì chớp tắt đèn báo lỗi cũng là dấu hiệu báo rằng máy lạnh đang thiếu gas.
Tự động bật tắt: Máy lạnh hoạt động khoảng 15 phút tự động bật – tắt cũng là dấu hiệu nhận biết máy lạnh đang bị thiếu gas. Khi máy lạnh tự động bật – tắt, trước hết quý khách cần kiểm tra lại các chế độ trên remote xem đã điều chỉnh chính xác chưa. Nếu remote đã điều chỉnh chính xác thì nguyên nhân có thể là do hư hỏng linh kiện bên trong.
Chảy nước trên dàn lạnh: Khi máy lạnh bị thiếu gas thì khả năng cao máy đang có dấu hiệu bị xì, làm cho dàn lạnh bám nhiều tuyết thậm chí đông đá bên trong dàn lạnh. Do đó, dàn lạnh bị chảy nước cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết máy lạnh bị thiếu gas.
Bám tuyết trên ống đồng: Khi ống đồng bị bám tuyết hoặc rò rỉ nước thì chắc chắn máy lạnh của quý khách đang gặp phải vấn đề rò rỉ và thiếu hụt gas.
Nguyên nhân máy lạnh thiếu gas
Nếu chiếc máy lạnh nhà bạn đã sử dụng lâu mà chưa thay gas thì đây là điều đầu tiên có thể dễ hiểu nhất để giải thích cho tình trạng thiếu gas này. Nhưng chiếc máy này bạn mới mua về chưa sử dụng được bao lâu, thì hãy xem xét một vài nguyên nhân dưới đây nhé:
Xem thêm bài viết: Nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh không đủ mát?
Rò rỉ các mối nối, mối hàn trong dàn lạnh, dàn nóng làm cho gas bị thất thoáng ra ngoài trong quá trình sử dụng.
Không thường xuyên vệ sinh máy lạnh, làm cho máy lạnh bị bụi bám bẩn, các đường ống tắc nghẹn, nên gas không cung cấp đủ làm thiết bị hoạt động không hiệu quả.
Dàn nóng do lâu ngày bị gỉ sét dẫn đến thủng.
Cũng có thể trong quá trình lắp đặt máy chúng ta không kiểm tra và nạp đủ gas.
Hở các co nối giữa ống đồng với dàn nóng, dàn lạnh, nguyên nhân xì là do lâu ngày bị oxy hóa hoặc lỗi của nhà sản xuất.
Những tác hại khi máy lạnh hết gas
Khi máy lạnh hết gas, bạn phải đối mặt đến những điều “kinh khủng” sau:
Tốn điện
Khi hết gas, bạn sẽ không cảm nhận được không khí mát lạnh như mong muốn. Do đó, bạn thường hạ thấp nhiệt độ hơn bình thường, dẫn đến hao điện năng dù cho bạn có xài máy lạnh inverter tiết kiệm điện cỡ nào đi chăng nữa.
Tham khảo bài viết: Hướng dẫn quy trình nạp gas máy lạnh đúng chuẩn
Hư hỏng các linh kiện khác
Máy lạnh xì gas thường xuất hiện các tình trạng máy lạnh đóng tuyết, chảy nước và hoạt động quá tải. Nếu như quý khách không có phương án khắc phục kịp thời sẽ làm cho thiết bị dễ hư các linh kiện khác như Kapa (tụ đề), block. Lâu dần, máy lạnh có thể bị hỏng, mang đến nhiều nguy hiểm khi sử dụng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi máy lạnh bị chảy nước sẽ xảy ra nhiều tác hại nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc cũng như tài chính. Không khí oi bức dù máy vẫn hoạt động khiến bạn khó chịu, không tập trung cho công việc.
Các loại gas thường dùng khi nạp gas máy lạnh
Những loại gas thường dùng khi nạp gas máy lạnh
Gas R410, R22 và R32 là 3 loại gas được sử dụng cho máy lạnh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Gas R22: là loại gas được sử dụng đầu tiên trên máy lạnh, giá thành rẻ, quá trình nạp gas khá đơn giản và không độc hại. Gas này có thể dung nạp thêm tạp chất, nên thợ sửa chữa chỉ cần bổ sung thêm lượng gas đang thiếu mà không phải xả bỏ hết gas còn tồn đọng trong máy lạnh thường. Tuy nhiên, gas R22 có khả năng làm lạnh tương đối kém và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng Ozon, dễ gây ngạt thở khi nồng độ gas trong không khí quá cao.
Gas R410: là loại gas được khuyến cáo sử dụng, do khả năng làm lạnh sâu, tiết kiệm điện năng, thân thiện với môi trường và giá cả tầm trung. Nhưng quy trình nạp gas khá phức tạp, chi phí bơm gas mới cao và thợ phải có tay nghề cao cũng như phải sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng.
Gas R32: Đây là loại gas mới nhất, hiệu xuất làm lạnh cực mạnh và ổn định (hơn 1,6 lần- R410A hơn 6,1 lần R22), giúp máy lạnh tiết kiệm điện năng đáng kể. Tuy nhiên, loại gas này khó lắp đặt, bảo trì hơn các lạo gas cũ và yêu cầu thợ kỹ thuật phải có tay nghề cao cũng như nhiều thiết bị chuyên dụng.
Xuất xứ của các loại gas
Hầu hết các loại gas sử dụng hiện nay đều được nhập từ nhiều nguồn khác nhau như Trung Quốc, Anh, Đức, Ấn Độ,… Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là loại gas được nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, loại gas nhập về từ Ấn Độ có chất lượng tốt hơn so với từ Trung Quốc.
Các loại gas đến từ Anh, Đức thì có chất lượng cao đạt được tiêu chuẩn về an toàn khi sử dụng nhưng giá thành tương đối cao và thường chỉ khi có đơn đặt hàng thì mới được nhập về sử dụng.
Một số lưu ý khi nạp gas cho máy lạnh
Thông thường, khi được lắp đúng kỹ thuật và không gặp sự cố trong quá trình sử dụng thì gas máy lạnh không thể thất thoát được mà sẽ tuần hoàn làm lạnh.
Gas chỉ thất thoát hoặc bị thiếu trong những trường hợp như lắp đặt ban đầu máy thiếu gas mà không kiểm tra xem áp suất vận hành, các đầu nối không đảm bảo kín hoàn toàn nên bị rò rỉ ra bên ngoài…
Người dùng nên nạp gas khi có dấu hiệu cạn kiệt. Nếu máy lạnh bị thiếu gas sẽ ảnh hưởng đến máy nén, giảm tuổi thọ thiết bị và không cảm nhận được không khí lạnh mặc dù bạn đã hạ thất nhiệt độ hơn bình thường, từ đó gây lãng phí điện năng không đáng có.
Bạn nên tìm hiểu kỹ loại gas mà máy lạnh đang sử dụng là loại nào và cần bổ sung thêm bao nhiêu gas. Tình trạng báo giá khống khi nạp gas thường xuyên xảy ra nên bạn cũng phải tham khảo trước giá thành của gas là bao nhiêu. Gas R22 cho máy lạnh có giá thị trường từ 150.000 đồng tới 300.000 đồng mỗi máy. Với gas R410A mức giá sẽ tăng lên 350.000 đồng.
Hy vọng bài viết trên của Điện lạnh QTC có thể giúp bạn nhận biết được dấu hiệu máy lạnh hết gas và tình trạng máy lạnh của mà mình có thiếu gas hay không để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Tìm kiếm có liên quan Dấu hiệu máy lạnh hết gas Máy lạnh bị hụt gas Cách kiểm tra ga máy lạnh Bơm gas máy lạnh giá bao nhiêu Bao lâu thì nạp gas máy lạnh Giá bơm ga máy lạnh điện lạnh QTC Dấu hiệu hết gas Cách nhận biết điều hòa thừa gas Cách đọc đồng hồ đo gas máy lạnh Máy lạnh xài bao lâu thì hết gas