Máy lạnh mang lại không khí mát mẻ và thoải mái cho người sử dụng. Nhưng có nên trang bị ở một không gian nóng như nhà bếp? Cùng Điện lạnh QTC tìm hiểu qua và xem những lưu ý nhé.
Ám mùi và phát sinh vi khuẩn có hại
Khi nấu nướng, đặc biệt là các món chiên, xào,… mùi đồ ăn có thể lan tỏa khắp căn phòng. Nếu bạn sử dụng máy lạnh cho không gian nhà bếp, chắc hẳn bạn sẽ đóng kín cửa, điều này khiến mùi đồ ăn, khói không thể thoát ra ngoài, bám lên các vật dụng của phòng bếp.
Nếu không được dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên, đây sẽ là điêu kiện lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, bám vào đồ ăn, vật dụng, máy lạnh,… ảnh hưởng đến sức khoẻ của gia đình bạn.
Làm yếu ngọn lửa trong quá trình nấu nướng
Nếu nhà bạn đang dùng bếp gas, luồng khí lạnh toả ra từ máy lạnh có thể làm ngọn lửa bị ảnh hưởng. Điều này khiến thời gian nấu ăn trở nên lâu hơn, cũng như tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, gây nên lãng phí.
Thức ăn sẽ nguội nhanh chóng hơn
Bữa ăn chắc hẳn sẽ ngon hơn nếu được dùng nóng. Việc lắp máy lạnh trong bếp với luồng gió thổi mạnh kèm hơi lạnh từ thiết bị sẽ làm đồ ăn sau khi nấu mau nguội hơn, mất đi hương vị ngon miệng vốn có.
Bên cạnh đó, luồng gió từ máy lạnh luôn ẩn chứa bụi bẩn, mùi từ quá trình chế biến thức ăn, bám vào thức ăn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Tham khảo: Cách khắc phục điều hòa nhà bạn tự động bật tắt liên tục
Nguy cơ cháy nổ
Gió thổi mạnh từ sản phẩm có thể khiến bếp bắt lửa sang các vật dụng xung quanh và dễ cháy. Nguy hiểm nhất là khi luồng gió từ máy lạnh thổi làm tắt lửa bếp gas, tuy nhiên bếp vẫn còn mở làm hơi gas thoát ra nhưng vẫn còn trong không gian kín của nhà bếp. Điều này dễ xảy ra tình trạng cháy nổ rất ảnh hưởng đến gia đình bạn.
Lưu ý khi cần lắp máy lạnh trong bếp
Nếu bạn vẫn mong muốn lắp máy lạnh cho phòng bếp của mình để thoải mái hơn khi sử dụng, dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:
- Sử dụng bếp hồng ngoại, bếp điện từ thay thế cho bếp gas.
- Không lắp đặt máy lạnh trực diện bếp nấu, bật chế độ gió thổi ở mức nhẹ và điều chỉnh cánh gió hướng lên trần giúp luồng khí luân chuyển đồng đều hơn.
- Thường xuyên vệ sinh máy lạnh định kỳ, tránh nấm mốc, bụi bẩn lâu ngày trong thiết bị.
- Vệ sinh không gian bếp sạch sẽ sau mỗi lần nấu nướng, tránh vi khuẩn và mùi hôi khó chịu còn bám lại trong phòng thời gian dài.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc có nên lắp máy lạnh trong bếp?. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!