Điều khiển của máy lạnh có thể bị hư hỏng hoặc hết pin, do máy lạnh hoạt động dựa vào điều khiển. Đây là một nguyên nhân làm cho thiết bị bật không lên được. Hoặc người sử dụng không biết cách chỉnh điều khiển của máy đã làm cho máy lạnh bị khóa hoặc chọn sai chế độ.
Nguồn cấp điện cho máy lạnh đã gặp phải sự cố, bạn hãy kiểm tra lại hết tất cả các nguồn điện. Nếu đèn tín hiệu không còn sáng thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nguồn cấp điện.
Người dùng cần lưu ý như: công tác aptomat, điện bị yếu hoặc quá tải, chập điện. Các điểm nối dây điện bị hở do thợ làm không cẩn thận hoặc do máy đã sử dụng một thời gian và chịu tác động của ngoại lực làm các mối siết bị hở ra. Điện áp bị quá tải cũng là nguyên nhân làm máy lạnh tự tắt.
Kiểm tra dây điện có bị chuột cắn đứt hay không, điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn vô tình chạm phải hoặc chập mạch dẫn đến hỏa hoạn.
Tham khảo: Cách khắc phục máy lạnh Aqua báo lỗi F6
Nếu các thiết bị có thể bị hư những linh kiện quan trọng như board mạch, tụ điện thì rất nguy hiểm. Board mạch đóng vai trò bộ não là trung tâm điều khiển của máy lạnh, nếu bộ phận này bị hư thì máy không thể hoạt động được.
Nếu cục nóng và cục lạnh gặp vấn đề ở bộ phận nào đó, dẫn đến không truyền được tín hiệu qua lại đều làm cho máy lạnh không hoạt động được.
Kiểm tra những linh kiện quan trọng của máy, nếu chúng đã bị hư hỏng dẫn đến máy bật không lên.
Kiểm tra dây điện từ dàn lạnh ra dàn nóng: có thể bị đứt do chuột gặm hoặc dùng quá lâu. Trường hợp dây điện bị đứt hoặc dây không cung cấp đủ tải cho dàn lạnh sẽ dẫn tới tình trạng máy lạnh chạy bật chập chờn và không lên.
Kiểm tra vị trí đặt cục nóng: vị trí đặt cục nóng sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng máy lạnh và hoàn toàn có thể là tác nhân dẫn tới rất nhiều phiền toái. Trong nhiều trường hợp máy bật lên nhưng không ra khí mát, điều này do cục nóng máy lạnh đặt ở vị trí chịu hướng nắng trực tiếp dẫn tới hỏng hóc.
Kiểm tra block máy lạnh: có thể bị hư hỏng do lắp đặt sai kỹ thuật, công suất không tương ứng với diện tích phòng cần dùng, cục nóng đặt ở vị trí không thích hợp, hoặc có thể do người dùng sử dụng quá lâu ngày nhưng không bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh.
Also Read: Cách khắc phục lỗi E1 điều hòa Gree
Remote bị rơi, va đập hoặc chịu lực mạnh: Trường hợp này bạn cần phải mua một chiếc remote mới, nên mua hàng chính hãng và uy tín để đảm bảo thời gian sử dụng lâu bền.
Mắt thần của remote bị hư: Mắt thần (đèn tín hiệu) nằm ở phía trên của remote, khi không được vệ sinh định kỳ sẽ làm bụi bẩn bám vào và che khuất từ đó làm đường truyền tín hiệu yếu đi, bạn nên nhẹ nhàng dùng tăm bông lau sạch bụi bẩn xung quanh mắt thần.
Kẹt nút bấm: Trên remote, nếu nút bấm có phần lõm xuống, hoặc khi bấm không có cảm giác thì có thể phím bấm bị kẹt. Hãy dùng tua vít để mở bảng mạch điều khiển và vệ sinh các nút bấm cao su, dùng sơn dẫn điện để sơn mặt trong nút cao su và để khô trong 72 tiếng và lắp lại các bộ phận và sử dụng như bình thường.
Remote hết pin: Khi pin yếu, hiệu quả hoạt động không còn tốt và biểu hiện dễ thấy nhất là các ký hiệu hiển thị trên màn hình bị mờ, lúc ẩn lúc hiện, đèn sáng yếu, bấm lúc ăn lúc không có thể là pin đã gần hết, nên thay thế pin mới để remote.
Đối với nguồn điện, bạn cần lần lượt kiểm tra các linh kiện dưới đây:
Kiểm tra phích cắm: Nếu thấy phích cắm lỏng, bạn nên gắn chặt vào. Hoặc bạn cũng có thể rút phích ra và cắm lại thử sau đó.
Kiểm tra cầu chì: Nếu phát hiện cầu chì bị cháy, chập mạch, bạn không nên tự thay mới nếu chưa có kinh nghiệm. Thay vào đó, hãy nhờ đến sự trợ giúp của chuyên viên sửa chữa máy lạnh có chuyên môn.
Kiểm tra dây nối: Bạn nên gọi thợ sửa điều hòa đến kiểm tra dây nối bên trong và bên ngoài để đảm bảo an toàn.
Also Read: Cách khắc phục lỗi F99 điều hòa Panasonic
Kiểm tra board mạch
Board mạch là bộ phận tập trung tất cả linh kiện phức tạp nhất và đóng vai trò liên kết các linh kiện bên trong máy lạnh với nhau. Vì vậy, nếu như có vấn đề xảy ra với board mạch, sẽ rất khó để bạn có thể phát hiện và sửa chữa.
Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ đến trung tâm bảo dưỡng hoặc thợ sửa chữa có chuyên môn để hỗ trợ khắc phục.
Kiểm tra cánh vẫy
Cánh vẫy là bộ phận quan trọng xuất hiện ở hầu hết các máy lạnh, thường được biết tới như “miệng” của máy và có tác dụng điều chỉnh hướng khí lạnh theo mong muốn, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.
Khi cánh vẫy khi bị hỏng không mở được sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của máy lạnh, tuy nhiên lại ngăn cản hơi lạnh tỏa ra khắp phòng.
Bạn cần kiểm tra lại cánh vẫy có bị bám bụi hoặc xuất hiện vật cản không, nếu không tự mở cánh vẫy bạn cần đến người có chuyên môn hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp để thực hiện việc kiểm tra.
Also Read: Bảng mã lỗi máy lạnh Toshiba
Khi phát hiện có lỗi xảy ra đối với dàn nóng máy lạnh, bạn cần gọi ngay cho trung tâm bảo hành hoặc thợ lắp đặt có chuyên môn để tiến hành kiểm tra cục nóng, tuyệt đối không nên tự sửa chữa tại nhà do có thể làm hỏng chất lượng hoạt động của máy và các thiết bị.
Thông Tin: CÔNG TY TNHH TM-DV ĐIỆN LẠNH Q.T.C, cung cấp các giải pháp sửa chữa máy lạnh, Bảo trì máy lạnh, lắp đặt và vệ sinh điều hòa với mức giá vô cùng hợp lý tại khu vực biên hòa đồng nai. Bạn có thể đặt dịch vụ tại đây, chúng tôi sẽ xác nhận trong vòng 30P, hoặc gọi vào Hotline: 098.4748.246 – Zalo: 098.4748.246 để được tư vấn tận tình nhé!
Trên đây là bài viết về Nguyên nhân và cách khắc phục máy lạnh mở không lên. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi xử lý lỗi này. Nếu có thắc mắc hãy bình luận bên dưới để chúng tôi biết nhé!