Timer tủ lạnh giúp tủ lạnh kiểm soát quá trình làm nóng xả đá và làm lạnh. Thế nên, đây là bộ phận rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của tủ. Để biết cách kiểm tra Timer tủ lạnh tại nhà, mời bạn cùng Điện Lạnh QTC tham khảo ngay bài viết này nhé!
Timer tủ lạnh là gì?
Timer tủ lạnh là thiết bị nằm sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên máy nén hoặc trong ngăn rau quả tùy theo mẫu mã sản phẩm. Timer có khả năng kiểm soát quá trình làm lạnh và làm nóng xả tuyết, đảm bảo tủ lạnh luôn giữ nhiệt độ thích hợp.
Timer làm việc theo chu trình hoặc liên tục để chuyển mạch ngắt máy nén chuyển sang chế độ xả đá. Nếu timer hỏng thì sẽ không định trước thời gian xả tuyết dẫn đến tủ lạnh không lạnh hoặc dàn lạnh bị đông đá.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Timer tủ lạnh
Timer tủ lạnh được cấu tạo chủ yếu gồm các bộ phận như sau:
- 1 động cơ điện xoay chiều 1 pha M: Đóng vai trò như động cơ máy nén.
- Trục động cơ.
- Bánh răng giảm tốc độ truyền động.
- 1 bánh cam có tốc độ 1 vòng/24h.
Khi tủ lạnh được cấp điện, tiếp điểm 1 – 4 của Timer đóng và động cơ M sẽ quay đến thời gian phá băng. Đồng thời, trục cam tác động để tiếp điểm 1 – 4 Timer mở ra và tiếp điểm 1 – 2 đóng.
Dòng điện đi qua rơ-le -7, cầu chì 70 và qua dây điện trở nóng lên làm nóng dàn bay hơi để kích hoạt xả đá. Nếu nhiệt độ dàn bay hơi lớn hơn – 7 độ C thì rơ-le -7 mở tiếp điểm ngừng cấp điện cho điện trở xả đá. Ngay khi đó, Timer có điện trở sẽ tiếp tục quay.
Sau 15 phút, tiếp điểm 1 – 2 của Timer mở ra và đóng tiếp điểm 1 – 4, giúp cấp điện để máy nén thực hiện quá trình làm lạnh.
Tham khảo: Cách khắc phục máy lạnh Aqua báo lỗi F0
Chức năng của Timer tủ lạnh
Đây là thiết bị có chức năng chính là ngắt điện cấp cho máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá, giúp làm tan lớp băng tuyết trên dàn lạnh. Tùy vào cấu tạo mỗi Timer sẽ có thời gian xả đá khác nhau, có thể là 6h hoặc 8h, 12h, 24h nhưng thông thường khoảng 8h.
Cách kiểm tra Timer tủ lạnh
Bạn thực hiện theo các bước sau để kiểm tra Timer tủ lạnh:
- Bước 1: Dùng đồng hồ thang đo để đo điện trở và đo giữa chân cuộn dây gồm chân 1 và 3. Nếu kim nhảy một nửa đồng hồ thì Timer sử dụng tốt, còn kim không nhảy hoặc nhảy 100% về bên phải thì Timer đã hỏng.
- Bước 2: Tiếp theo, dùng tay xoay nhẹ trục quay Timer đến khi nghe tiếng “tách” và đo điện trở tại tiếp điểm cấp nguồn cho hệ thống xả đá là chân 2 và 3.
- Bước 3: Khi điện trở lên khoảng vài Ohm, bạn tiếp tục xoay nhẹ cho đến khi nghe tiếng “tách”.
- Bước 4: Sau đó, bạn đo điện trở giữa chân 3 và 4. Đây là tiếp điểm cấp nguồn cho máy nén.
Also Read: Hướng dẫn thay block tủ lạnh tại nhà
Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách kiểm tra Timer tủ lạnh tại nhà đơn giản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận dưới đây nhé!